Bơi lội là một trong những bộ môn thể thao được nhiều đối tượng yêu thích, nhất là trong những ngày hè nóng ức. Tuy nhiên, ít ai quan tâm đến những bệnh thường gặp nhất về đường tai mũi họng khi chơi bộ môn thể thao này nếu không có sự phòng bị tốt.
Lý do gây nên bệnh viên tai giữa cấp
Cơ quan thính giác bao gồm 3 phần rõ rệt: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi bơi lội nhất ở những vùng biển hay bể bơi không đảm bảo vệ sinh, nước sẽ trực tiếp vào tai và kèm theo những vi khuẩn và nấm gây bệnh. Ai cũng nghĩ nước sẽ tự động chảy ra ngoài, tuy nhiên đau đó nước vẫn đọng ở bên trong tai gây nên tình trạng ẩm ướt, chính môi trường này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Đối với những người có tiền sử về bệnh viên tai giữa, có những bất thường về giải phẫu ống tai, thủng màng nhỉ,... rất dễ bị nước đọng ở bên trong và nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Lý do gây nên bệnh viên tai giữa cấp
Bên cạnh đó, Thạc sĩ P.H.T - Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội còn cho biết thêm về nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai giữa ngoài những lý do nêu trên thì có thể do viêm nhiễm vùng mũi họng/ do vi khuẩn, virut từ ngoài xâm nhập vào tai.
Những dấu hiệu giúp mọi người nhận biết viêm tai giữa
Tình trạng viêm tai giữa có thể xuất hiện đơn đọc hay theo sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên như: luôn trong trạng thái đau đầu, đau họng, kèm theo sốt, mệt mỏi và cảm giác không muốn ăn uống gì,... Biểu hiện đau tai là một trong những triệu chứng điểm hình nhất khi mắc phải bệnh viêm tai giữa.
Đối với trẻ nhỏ khi bị viêm tai giữa cấp sẽ luôn trong trạng thái bức rức, thường khóc không có lý lo và khóc đêm và thường lấy tay sờ nắn ở phần tau. Cơn đau ở trẻ thường đến đột ngột, đây là lý do khiến trẻ thường đang ngủ và giật mình thức dậy và than đau nhức tai, đồng thời có cảm giác như có côn trùng nhuc nhích ở trong tai. Sau khoảng 3 - 5 ngày trẻ sẽ sốt cao và bắt đầu chảy mũ tai, mũ có màu vàng nhạt. Sau khi cơn sốt cắt dứt khi đó cảm giác đau tai mới hết hẳn.
Người lớn phổ biến nhất là tình trạng viêm ống tai ngoài hay có thể bị viêm mũi xoang. Đối với tình trạng bệnh viêm nhiễm ống tai đối với người lớn thường bắt đầu dấu hiệu ngứa tai. Đồng thời khi nằm đè hay kéo tau sẽ có cảm giác đau nhức, tình trạng nghe kém hơn và có dịch vàng chảy ra. Kèm theo đó là những cơn đau nửa đầu ở phía bên tại bị bệnh.
Trường hợp mọi người không thể chuẩn đoán, tiến hành điều trị thời viêm tai giữa cấp sẽ có khả năng giảm thính lực do thủng màng nhĩ hay có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác gây nên do tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Khi có những dấu hiệu về bệnh viêm tai giữa mọi người nên đến tại các cơ sở hay bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn các bước vệ sinh; kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Một số trường hợp đặc biệt muốn biết chính xác được nguyên nhân các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi hay chụp hình x - quang,...
Điều trị bệnh viêm tai giữa cấp như thế nào là hợp lý nhất?
Muốn điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa dứt điểm cần tìm được nguyên nhân cũng như giai đoạn của bệnh khi đó sẽ có hướng điều trị phù hợp. Các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm trong trường hợp viêm tai giữa do virut và không có tình trạng bội nhiễm. Thời gian uống thuốc kháng sinh kéo dài từ thời gian 7 -10 ngày, đồng thời kết hợp với thuốc chống sung huyết, tiến hành chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mũ trong trường hợp viêm tai kèm theo mủ.
Không dùng những vật cứng nhọn để vệ sinh tai cho trẻ
Đối với trẻ em trường hợp chảy mủ tai nhiều mọi người nên sử dụng gạc sạch thấm nước lau khô vành tai cho trẻ. Lưu ý không nên dùng que gòn để ngoáy tai làm sạch mũ bởi sẽ vô tình làm tổn thương màng nhĩ, làm trầy xước ống tai và có thể tạo điều kiện cho vi trùng phát triển phức tạp hơn.
Sau thời gian điều trị mọi người nên đến tại cơ sở hay trung tâm để tái khám nhằm được các bác sĩ kiểm tra và đáng giá được tình trạng bệnh hiện tại.