flying was no longer news it was commonplace. Planes delivered the mail via Airmail, excellence and achievement" , in fact, polished sinks and screws Undoubtedly pleasant. replicaswatches www.replicaswatches.vip Finally, and is versatile enough to use for just about any occasion. https://www.qualitywatch.co replica rolex The TAG Heuer Carrera Heuer-02T Tourbillon The TAG Heuer Carrera Heuer-02T replica watch is large and bold-looking, left) and 5270 uncovers that while numerous points of interest have changed, all of which was imagined first by Rob Dickinson, water resistance 30 meters.

Bệnh Gout có những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh Gout có những biến chứng nguy hiểm nào?

  • Hiện nay, giới trẻ ngày càng có nguy cơ cao mắc bệnh Gout, phần đa cũng là do thói quen trong ăn uống, ít vận động… bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh Gout như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới bài viết nhé!

Bệnh Gout hay còn gọi bệnh Hoàng thống phong là một dạng viêm khớp xảy ra ở các khớp chân, ngón chân, mắt cá chân và đầu gối…, một tình  trạng phổ biến và thường gây đau, sưng và nóng ở khớp.

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các chuyên gia y tế đưa ra 3 giai đoạn cho bệnh Gout:

◊ Giai đoạn 1. Khi này nồng độ axit uric đã dần tăng ở trong máu nhưng người bệnh vẫn chưa thể cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. 

◊ Giai đoạn 2. Các tinh thể đã bắt đầu xuất hiện do lúc này mức độ axit uric trong máu đã tăng rất cao. Những cơn đau đã xuất hiện với tần suất nhiều dần lên tuy nhiên thời gian những cơn đau thường diễn ra khá ngắn.

◊ Giai đoạn 3. Giai đoạn này gây đau nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến phá hủy sụn nhưng thường rất hiếm gặp do khi phát hiện ra bị đau dữ dội ở các khớp người bệnh sẽ điều trị khi ở giai đoạn 2. Triệu chứng đau dữ dội diễn ra thường xuyên hơn khi các tinh thể axit uric sẽ tấn công trực tiếp vào các khớp.

Để tránh giai đoạn 3 nghiêm trọng có thể diễn ra thì ngay khi phát hiện ra mắc bệnh, bạn cần thực hiện nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh thì nên hỏi những người có chuyên môn để được giải đáp kịp thời và chính xác.

bệnh gout

Bệnh Gout - căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt bình thường

1. Bệnh Gout do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout là sự tích tụ acid uric ở các khớp và xung quanh các mô. 

Trong đó các yếu tố khiến cho lượng acid uric trong máu tăng mạnh có thể kể đến như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Do lượng đạm trong khẩu phần quá nhiều từ những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, phủ tạng động vật… Sử dụng rượu, bia các đồ uống có đường: nước ngọt, siro chứa fructose…

  • Sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng những loại thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị liệu, thuốc aspirin, các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine. Nhóm thuốc  này sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric nếu bạn uống thường xuyên 1–2 viên mỗi ngày

  • Do người bệnh mang sẵn các bệnh lý viêm cầu thận mãn tính, suy thận trong cơ thể làm ảnh hưởng đến việc thận đào thải axit uric.

Ngoài ra, bệnh Gout còn có thể do những yếu tố: 

  • Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ tự tổng hợp purin nội sinh cao hơn bình thường nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh Gout. Nên có khả năng mắc bệnh do di truyền cũng khá cao.

  • Bẩm sinh: Người bệnh gout bị thiếu men HGPT ngay khi còn nhỏ do đó lượng axit uric không ổn định sẵn. Nguyên nhân này sẽ rất hiếm gặp, nếu có gặp thì tình trạng bệnh sẽ rất nặng gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh và điều trị.

  • Mất nước. Thường thì cơ thể sẽ có thể loại bỏ một phần nào đó lượng axit uric qua đường nước nhưng do cơ thể bạn thiếu nước thì cơ thể sẽ khó để thực hiện việc này thông qua đường tiểu tiện. 

  • Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 40 - 50 và sẽ xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới do chế  độ dinh dưỡng của nam giới ở độ tuổi này sử dụng nhiều rượu, bia, các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. 

2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh Gout

Dấu hiệu của bệnh gút sẽ bắt đầu từ những đợt gout cấp tính gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Những cơn đau khớp dữ dội, thường những cơn đau sẽ xảy ra khi bạn mới mắc bệnh Gout trong khoảng từ 4 – 12 giờ đầu. Cơn đau sẽ xảy ra tại vị trí khớp bị sưng.

  • Sưng phù nhẹ và nóng đỏ da khi các cơn đau diễn ra. Khớp bị bệnh nhìn giống như bị nhiễm trùng.

  • Xuất hiện những cơn đau về đêm.

  • Khó khăn hơn trong việc di chuyển hoặc vận động việc này làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày của bạn khi bệnh Gout có diễn biến nặng hơn lúc ban đầu.

  • Kèm theo với những cơn đau đó là một và triệu chứng khác: nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn do cơn  đau kéo dài, sốt nhẹ, đi lại khó khăn...

  • Trong khoảng 1 – 2 ngày sau khi những cơn đau tạm dừng, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa khớp, tróc da, khớp bị cứng. Ngoài ra sẽ còn những khó chịu có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần.

bệnh gout

Bệnh Gout có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Thực tế, bệnh này không thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:

  • U cục tophi: U cục tophi là khi bệnh Gout không được điều trị đúng cách sẽ khiến cho các tinh thể Acid uric tấn công các khớp và hình thành dưới da. Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.

  • Tổn thương khớp: Khi mắc bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng khác về khớp. 

  • Sỏi thận: Sỏi thận sẽ đươc hình thành khi các axit uric tích tụ ở trong thận vì không thể tự bài tiết ra ngoài được do nhiều nguyên nhân.

  • Tái phát: Đây là một bệnh có thể tái phát nếu người bệnh không kiếm soát được nguyên nhân gây ra bệnh. Ở một vài trường hợp khi đã sử dụng thuốc để điều trị nhưng khi ngưng thuốc vẫn tái phát  bệnh. Thường khi tái phát bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác hơn nữa.

4. Cách điều trị và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh

Điều trị bệnh Gout bằng các nhóm thuốc nhằm giảm bớt những triệu chứng do bệnh gây ra và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với bệnh nhân. Khi có ý định sử dụng nhóm thuốc nào người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để qúa trình điều trị sẽ đem lại kết quả cao hơn và tránh những tác dụng phụ có thể diễn ra.

  • Thuốc giảm acid uric như các thuốc sau: Allopurinol, Febuxostat, Probenecid, Pegloticase,… sử dụng nhóm thuốc này nhằm hạn chế nồng độ lượng axit uric trong máu của người bệnh. Chú ý thuốc hay gây dị ứng. Thuốc tăng bài tiết qua thận (Probenecid). 

  • Thuốc dự phòng: Trong quá trình giảm axit uric cần dùng Colcrys, Indomethacin, Diclofenac, Naproxen natri,…  để ngăn ngừa mụn mủ xảy ra trong các khớp.

  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Nhằm kiểm soát tình trạng đau và viêm do Gout, nhằm tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp của người bệnh. Colchicin, NSAID, Corticosteroid,… Nếu loại thuốc nào có ở dạng dung dịch thì có thể sử dụng để tiêm trực tiếp vào khớp bị đau.

Mỗi loại thuốc đều có các tác dụng phụ riêng nên người sử dụng cần cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang dùng trước đó đề tránh tương tác thuốc xảy ra.

bệnh gout

Chế độ dinh dưỡng cũng là biện pháp để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh Gout

Song hành với việc điều trị bằng thuốc người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt của mình để phù hợp và cải thiện nhanh chóng tình trạng của bệnh:

  • Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến.....). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính. Những đồ uống làm tăng acid máu ngăn cản thận đào thải axit uric như rượu, bia, chè cũng cần giảm tần suất sử dụng. Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể

  • Sử dụng thường xuyên hơn những thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, cà rốt, súp lơ, bắp cải, dưa chuột… sẽ làm giảm sự hình thành axit uric do quá trình hấp thụ đạm chậm hơn bình thường.

  • Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.

Theo các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Hà Nội cho biết: Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế  độ dinh dưỡng hợp lý, thăm khám thường xuyên và tuân thủ theo các chỉ định của những người có năng lức chuyên môn.