Khi xã hội phát triển, đời sống con người tốt hơn thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh ngành Y, ngành Dược thì ngành Điều dưỡng đang dần khẳng định vị thế không thể thiếu của mình trong đào tạo nhân lực phục vụ cho Y tế. Đây cũng chính là lý do khiến ngành này đang là một trong những ngành “hot” được nhiều bạn trẻ quan tâm. Và câu hỏi ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì? cũng là câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về ngành nghề này.
- Điểu dưỡng là gì?
- Nghề điều dưỡng và cơ hội làm việc tại nước ngoài thu nhập cao
- Điều dưỡng thiếu hụt sẽ ảnh hưởng tới xã hội?
Không ai muốn mình bệnh tật ốm đau cả nhưng trong cuộc sống điều đó là không tránh khỏi, trong đời người từ khi sinh ra lớn lên và đến khi chết đi thì ít nhất cũng đôi lần cảm cúm sốt nhẹ… Như vậy chăm sóc sức khỏe là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó đã được nâng lên một tầm cao mới ở mức nghề nghiệp được gọi là nghề điều dưỡng.
Điều dưỡng hay còn gọi là điều dưỡng viên tương đương với bậc học trung cấp điều dưỡng. Nếu tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, đại học điều dưỡng thì bạn sẽ có cơ hội trở thành điều dưỡng trưởng tại một bệnh viện hoặc các trung tâm, trạm xá y tế.
Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả riêng biệt. Có thể nói người nâng giấc, chăm sóc, an ủi người bệnh lúc đau yếu, những giờ phút cuối đời tại bệnh viện cũng chính là người điều dưỡng.

Những công việc sau khi tối nghiệp cao đẳng điều dưỡng
A. Nhận định (đánh giá ban đầu).
- Người điều dưỡng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thu thập thông tin về tình trạng bệnh, sức khỏe hiện tại để đưa ra chẩn đoán. Để làm được như vậy người điều dưỡng cần phải giao tiếp với bệnh nhân. Nhưng hỏi bệnh là một nghệ thuật đòi hỏi người điều dưỡng phải có kinh nghiệm và nhạy bén kết hợp khả nǎng phán đoán, sự khéo léo tế nhị.
- Sau khi phỏng vấn thu thập thông tin sẽ vận dụng kiến thức giải phẫu sinh lý, điều dưỡng tổng hợp, phân tích và đưa ra chẩn đoán điều dưỡng (Chẩn đoán chǎm sóc). Quá trình này sẽ duy trì và không thay đổi trong suốt thời gian bệnh nhân vào khám và rời viện.
B. Lập kế hoạch chǎm sóc.
- Lựa chọn hành động chǎm sóc để phối hợp với chỉ định điều trị. Công việc chǎm sóc phải phù hợp với chế độ chính sách của bệnh viện và truyền đạt tới bệnh nhân.
- Khi thực hiện kế hoạch chǎm sóc người điều dưỡng luôn luôn nhận định bệnh nhân kể cả sự phản hồi của việc chǎm sóc. Kèm theo đó là thực hiện các mệnh lệnh điều trị của bác sĩ , các kế hoạch liên quan đến nhu cầu của người bệnh, chǎm sóc phải theo dõi hàng ngày, hàng giờ…
- Không những vậy công việc chǎm sóc phải được thực hiện với trách nhiệm cao và mỗi điều dưỡng viên phải chịu trách nhiệm về công tác của mình làm. Quá trình thực hiện kế hoạch chǎm sóc thấy có gì bất thường phải báo ngay bác sĩ để phối hợp điều trị và chǎm sóc tốt hơn.
C. Đánh giá.
Nếu yêu thích nghề Dược thì bạn có thể đăng ký tham gia khóa học hệ chính quy cao đẳng điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch:
Địa chỉ: Phòng 201 nhà C (tầng 2), Số 290–292, Tây Sơn - Quận Đống Đa - Hà Nội
Tư vấn tuyển sinh: 096.153.9898 - 093.156.9898
Website: http://www.caodangduochanoi.edu.vn/
Văn Phòng Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 0981.189.952
Website: caodangduochanoi.edu.vn