Bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố mức điểm cộng ưu tiên cho từng đối tượng và khu vực khác nhau trong kỳ thi THPT Quốc gia. Nhưng gần đây lại có một số ý kiến cho rằng việc điểm cộng ưu tiên là: “không hợp lý, bất công” gây xôn sao cộng đồng mạng và dư luận. Vấn đề vẫn được đưa ra bàn luận một cách sôi nổi với những ý kiến đồng thuận và trái chiều.
Trong bài viết sẽ phân tích cụ thể để các bạn hiểu thêm về vấn đề này.
- Gần đây Facebook xuất hiện một Status thể hiện quan điểm riêng về những sự “bất hợp lý trong chính sách ưu tiên”, cộng điểm cho thí sinh thi cao đẳng, đại học năm nay. Dòng status được chia sẻ như sau:
“Bạn được cộng điểm vì bạn ở Nông thôn. Tôi không được cộng điểm vì Tôi ở Thành Phố. Ở đâu cũng có người giàu người nghèo. Ai dám khẳng định nông thôn không có người giàu, thành thị không có kẻ nghèo khó, sống cảnh hôm nay không biết ngày mai ăn gì. Đừng nói ở thành phố là sướng, bon chen lăn lộn mệt lắm. Không có tiền thì chẳng có trung tâm nào dạy bổ trợ kiến thức cho bạn đâu”.
Với những dòng chia sẻ này đã gây ra cho dư luận rất nhiều ý kiến, phản đối có và đồng ý có. Một Facebook khác có ý kiến khác như sau:
“Những ai có người thân đi bộ đội đều không muốn gia đình mình được Tổ quốc ghi công cả, những chú thương binh trở về quê hương sau ngày giải phóng thì họ cũng trở về với bàn tay trắng, những đêm trái gió trở trời họ đau lắm, những viên đạn còn sót lại trong cơ thể ngày đêm hành hạ họ, nhiều người còn mất đi khả năng lao động. Các bạn đừng tị nạnh với những người là con thương bình, liệt sỹ. Bởi họ đã mất đi người đàn ông trụ cột trong gia đình. Nếu ở trong hoàn cảnh họ, các bạn mới biết thế nào là khó khăn, vất vả”
“Trong khi đó, các bạn ở thành phố đi học bằng xe máy, đường đẹp nhưng không ít bạn lười, nhiều hôm mưa to còn giả ốm xin nghỉ ở nhà dưỡng bệnh. Ở những vùng miền núi khó khăn, trời mưa lầy lội, có xe chưa chắc đi được, phải trèo đèo lội suối, đu mình trên những cầu treo tự chế để đến với con chữ, liệu có ai dám?”
“Các em 97 còn trẻ nên ai cũng muốn đc học trường tốt ngành tốt. ví dụ muốn vào làm ngân hàng luật bất thành văn là phải tốt nghiệp trường top ví dụ HVNH, Tài chính,vv... Chuẩn ko các bạn ? Tuy nhiên chỉ năm nay mới có kiểu cộng điểm như thế nên các em KV 1 và 2 mới dám đăng ký vào trường tốt , ngành hot dễ xin việc !!! Mọi năm trước các em ý còn lâu mới dám đăng kí. Năm nay đã cải cách và sắp chốt danh sách học rồi thì cứ gì phải vào đại học , học từ trung cấp hoặc cao đẳng liên thông lên thì có sao (cách an toàn nhất khi muốn về học lại học trường top) . Việc đã rồi, cằn nhằn, bức xúc không thay đổi được điều này đâu !”
- Vấn đề đã gây được sự chú ý tới các cơ quan có thẩm quyền và được Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà Phó trưởng khoa công tác thanh niên Học viện thanh thiếu niên Việt Nam giải thích như sau:
“Chính sách cộng điểm được tính toán dựa trên các tiêu chí như: Mức độ tiếp cận cơ hội học tập; Vùng miền, chính sách khuyến khích các đối tượng có công...”
“Nói gì thì nói, ở thành phố, các em có nhiều điều kiện học tập hơn. Nếu các em điểm thấp đó là do thiếu nỗ lực, hoặc do năng lực kém”
Cộng điểm cho thí sinh theo vùng miền và đối tượng chính sách theo là hợp lý nhưng cần phải minh bạch. Vấn đề ở đây là phải tính đến việc tiếp cận cơ hội học tập của các em, cho dù nhà nghèo thì ở thành phố thì việc đến trường cũng không quá khó khăn, chi phí học tập cũng đã được miễn giảm. Việc không cộng điểm cho học sinh ở thành phố là đúng.
Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn cùng cần phân biệt những khu vực đô thị phát triển và điểm cộng cũng không nhiều. Cũng nên có một mức sàn điểm cộng tránh trường hợp thí sinh có điểm cộng quá nhiều, dẫn tới chất lượng học tập không đảm bảo.