Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành (có hiệu lực từ ngày 1.12.2015).
-
Hồ sơ xét tuyển Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2018
-
Thông tin tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội năm 2018
-
Thông tin tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2018
-
Thời gian đào tạo liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội lâu không?
-
Học phí Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội có cao không?
Theo đó mức trần học phí bình quân có thể tăng thêm hơn 10%, trong đó có những ngành học sẽ phải chi trả mức học phí lên tới gần 45 triệu đồng/sinh viên/năm. Trước đó, một số trường cao đẳng, đại học đã tăng mức học phí ngay từ đầu năm học 2015-2016.
Điều mà các sinh viên và phụ huynh đang rất lo lắng (đặc biệt là công nhân lao động và các địa phương): Học phí vừa mới tăng, nay lại sắp tăng!
* Phương thức Xét tuyển Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2016
Trên thực tế, đối với các trường đại học công lập có ngân sách nhà nước cấp thì mức tăng cũng chỉ ở mức 10% so với năm học trước. Trung bình, học phí trình độ đại học tại trường không tự chủ tài chính năm học 2015-2016 sẽ dao động từ 610.000 - 880.000 đồng/tháng tùy nhóm ngành nghề. Trong đó, học phí cho nhóm nghề y dược (đại học y dược, cao đẳng y dược) phải đóng cao nhất 880.000 đồng/tháng/sinh viên. Như vậy với mỗi năm học là 10 tháng, mỗi sinh viên sẽ đóng từ trên 6-8,8 triệu đồng/năm.
Nghị định quy định về mức trần đối với các trường tự chủ về kinh phí. Theo đó, mức trần học phí bình quân chương trình đại trà trình độ đại học hệ chính quy mà các trường này được phép thu dao động trong khoảng 1,75 triệu đồng/tháng tới 4,4 triệu đồng/tháng.
Việc Chính phủ đưa ra mức trần đối với học phí các cấp học cũng nhằm “chặn” cơn bão HP, đặc biệt với các trường tự chủ về kinh phí.Theo ông Bùi Hồng Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GDĐT) - hiện tại các cơ sở giáo dục vẫn thu HP theo mức thu cũ của năm ngoái. Sau khi có Nghị định mới, Bộ GDĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể về các trường để điều chỉnh mức thu phù hợp.
Mức học phí ngành Y Dược sẽ tăng bao nhiêu qua các năm?
Từ năm 2016 mức tăng học phí theo Nghị định của Chính phủ sẽ là gánh nặng cho nhiều gia đình là công nhân lao động, ở vùng sâu, xa, nông thôn có con em theo học đại học và cao đẳng dược, điều dưỡng.
Phụ huynh Phùng Minh Quân có con gái học năm nhất hệ Cao đẳng Dược - Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ mặc dù gia đình tôi ở xã thu nhập cũng thuộc nhóm khá nhưng hằng tháng chi phí sinh hoạt ăn ở tại Hà Nội cho con cũng khoảng 2.5 triệu cộng với học phí nữa cũng là nỗi lo lớn của gia đình, bù lại học ngành này ra trường cơ hội xin việc lớn hơn các ngành học khác, gia đình cũng vì thế mà cố gắng cho con theo học.
Theo Nghị định 86/NĐ-CP, mức thu học phí của các trường Khối ngành, chuyên ngành đào tạo là y dược: từ năm học 2015-2016 đến 2017-2018: 4,4 triệu đồng/tháng; từ năm học 2018-2019 đến 2019-2020: 4,6 triệu đồng/tháng; đến năm học 2020-2021 mức học phí cao nhất là 5,05 triệu đồng/tháng.
Y Dược là ngành đặc thù, hiện nay nhân lực cao đẳng dược, cao đẳng điều dưỡng, đại học y dược đang thiếu rất lớn ở các địa phương do đó trong các năm gần đây ngành y dược thu hút lượng thí sinh theo học lớn, theo dự báo đặc biệt báo năm 2016 số lượng này còn tăng cao hơn nữa.
Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp.