Glucosamine là đường amin được cơ thể tự tạo ra, có công thức hóa học C6H13NO5 là tổng hợp của Glycosylate protein và lipid, nó rất quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp. Glucosamine tồn tại dưới dạng monosaccharide: glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride.
- Hiện tại Glucosamine chưa được công nhận là thuốc mà chỉ được cộng nhận là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, nhưng trên thế giới đã có rất nhiều nước công nhận glucosamine là một loại thuốc. Glucosamine được nhập về Việt Nam trong những năm gần đây, việc dùng thuốc không có hướng dẫn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của các Dược sĩ, Bác sĩ.
Tác dụng của Glucosamine trong việc điều trị xương khớp
- Các nhà khoa học cũng cho biết sử dụng glucosamine có thể làm giảm các triệu chứng đau xương khớp mãn tính, đặc biệt là khớp gối và làm chậm lại tiến trình của thoái hóa khớp mãn tính.
Cách sử dụng Glucosamine:
- Cần phối hợp các loại thuốc chống viêm, giảm đau cùng với glucosamin đến khi hết đau. Nếu thuốc chống viêm giảm đau thuộc loại NSAID như celecoxib, diclofenac… phải dùng kèm với thuốc chống loét dạ dày.
- Người có dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên sử dụng glucosamin. Sử dụng glucosamin cho những người cảm cúm, bệnh nhiễm trùng tai – mũi – họng cần phải thận trọng.
- Có một vài báo cáo sơ bộ gợi ý việc kết hợp glucosamin với vitamin C, bromelain, chondroitin sulfat hay mangan có thể tăng cường tác dụng của glucosamin đối với viêm khớp mạn. Glucosamin thường kết hợp với chondrotin sulfate, một phân tử cũng hiện diện tự nhiên trong các sụn. Chondrotin tạo tính đàn hồi cho sụn và được tin là ngăn ngừa sự phá hủy của sụn bởi các enzym. Một báo cáo khác cho thấy có thể có tác dụng trên bệnh vảy nến khi dùng chung glucosamin với dầu cá.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Glucosamin
- Sử dụng glucosamine ở liều được khuyến cáo: Liều ban đầu là 1.500mg glucosamine và 1.200 mg chondroitin mỗi ngày trong vòng 6 đến 8 tuần. Nếu có đáp ứng, có thể giảm liều xuống còn 1.000mg glucosamine và 800mg chondroitin hay ít hơn nữa. Bạn có thể sử dụng glucosamine trong khi vẫn dùng các thuốc trị viêm khớp thông thường. Nếu thuốc có tác dụng, bạn nên tiếp tục sử dụng trong vài tháng.
- Khi sử dụng Glucosamine thường có tác dụng phụ thông thường liên quan đến glucosamine: đầy hơi, đi ngoài phân mềm, khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, móng trở nên cứng. Glucosamine cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, nhịp mạch.
- Các nghiên cứu về ảnh hưởng của glucosamine lên đường huyết vẫn chưa rõ ràng. Bệnh nhân bị tiểu đường hay bệnh nhân bị hạ đường huyết được khuyên là cần thận trọng khi sử dụng glucosamine. Những bệnh nhân này cũng nên theo dõi đường huyết thường xuyên. Bởi vì glucosamine là một đường amino nên tốt nhất là bạn nên thận trọng và thông báo với bác sĩ của bạn khi sử dụng nó.
- Sử dụng bổ sung Glucosamine có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân. Các bệnh nhân rối loạn chảy máu, những bệnh nhân đang uống thuốc gây loãng máu, những bệnh nhân đang uống aspirin hằng ngày nên kiểm tra thường xuyên thời gian đông máu để kiểm soát tình hình. Liều glucosamine nên được hiệu chỉnh khi phát hiện có vấn đề.
- Glucosamine không được khuyến cáo sử dụng trong thời kì mang thai hay cho con bú. Bởi vì thiếu các chứng cứ khoa học trong lĩnh vực này, glucosamine được khuyến cáo nên tránh sử dụng trong thời gian mang thai và cho con bú.
- Là người tiêu dùng thông minh bạn nên mua các sản phẩm bổ sung từ những công ty có uy tín. Trên thực tế đã có những phân tích chất lượng của một vài chế phẩm bổ sung này và nhận thấy rằng trong một vài sản phẩm liều lượng không đạt đến mức ghi trên bao bì. Do đó người mua cần xem xét cẩn thận!
Chia sẻ của những giảng viên cao đẳng Y Dược Hà Nội trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.