flying was no longer news it was commonplace. Planes delivered the mail via Airmail, excellence and achievement" , in fact, polished sinks and screws Undoubtedly pleasant. replicaswatches www.replicaswatches.vip Finally, and is versatile enough to use for just about any occasion. https://www.qualitywatch.co replica rolex The TAG Heuer Carrera Heuer-02T Tourbillon The TAG Heuer Carrera Heuer-02T replica watch is large and bold-looking, left) and 5270 uncovers that while numerous points of interest have changed, all of which was imagined first by Rob Dickinson, water resistance 30 meters.

Làm bài thi môn Địa Lý cần có những kỹ năng gì

Làm bài thi môn Địa Lý cần có những kỹ năng gì

 

Địa Lý là môn thi sát với thực tế và rất dễ lấy điểm. Vậy để có được kết quả cao thì học sinh cần có những kỹ năng gì.


Đề thi THPT quốc gia môn Địa lý hay có dạng bài phân tích bảng số liệu thống kê. Dạng bài này tương đối khó, khiến cho nhiều thí sinh phải lúng túng trong quá trình làm bài, không biết phải bắt đầu từ đâu, xử lý số liệu ra sao, phân tích số liệu nào trước,....

Nhằm hỗ trợ cho các bạn ôn thi trong kỳ thi năm học 2017Cao đẳng Dược Hà Nội sưu tầm và chia sẻ nội dung sau:


Đề thi THPT quốc gia môn Địa lý hay có dạng bài phân tích bảng số liệu thống kê. Dạng bài này tương đối khó, khiến cho nhiều thí sinh phải lúng túng trong quá trình làm bài, không biết phải bắt đầu từ đâu, xử lý số liệu ra sao, phân tích số liệu nào trước,....

Nhằm hỗ trợ cho các bạn ôn thi trong kỳ thi năm học 2017Cao đẳng Dược Hà Nội sưu tầm và chia sẻ nội dung sau:

I. Kỹ năng

1. Không bỏ sót các dữ liệu.

  • Trong quá trình phân tích, sử dụng tất cả các số liệu có ở trong bảng. Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.

 

2. Kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích.

  • Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị tấn, hay m3, tỉ kwh, tỉ đồng.), hoặc tương đối (%).
  • Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối. Quá trình phân tích phải đưa được cả hai đại lượng này để minh hoạ.

 

 

3. Hãy tính toán số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo hàng ngang

  • Thường là có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng.
  • Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng.
  • Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng.
  • Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian.

 

4. Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể.

  • Thường là đi từ các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lý được nêu ra trong bảng số liệu.
  • Các nhận xét cần tập trung là: Các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số).

 

5. Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng.

  • Quá trình phân tích bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong bảng. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng.
  • Cần tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính toán, điều này làm mất thời gian làm bài. Cũng tránh trường hợp là chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu. Có vô số mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của từng bài...

 

6. Cần chú ý là phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích.

  • Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.
  • Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và không gian của đối tượng.
  • => Nói chung, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra. Điều đó cho thấy không nắm được kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết sẽ không thể phân tích bảng số liệu.

 

II. Luyện tập

Cho bảng: "Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta năm 2000 và 2007" dưới đây:
(Đơn vị: Tỉ đồng)

Kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê môn Địa lý

Dựa vào bảng số liệu trên hãy phân tích cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta qua hai năm 2000 và 2007?

 

Hướng dẫn phân tích cơ cấu ngành trồng trọt

1. Xử lý số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây ở nước ta năm 2000 và 2007.

 


Kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê môn Địa lý

 

2. Nhận xét:

  • Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỷ trọng của ngành trồng trọt cây lương thực luôn chiếm cao nhất là 56,6% năm 2007 vì nước ta có dân số đông, việc phát triển cây lương thực để đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra các điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước,...) điều kiện kinh tế - xã hội (lao động đông, có kinh nghiệm thâm canh cây lúa nước,...)
  • Cây công nghiệp có tỉ trọng đứng thứ hai là 25,6% năm 2007. Nguyên nhân do đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm làm nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
  • Tiếp theo là đến cây rau đậu, cây ăn quả và cây khác. Tuy nhiên tỉ trọng của các loại cây này còn nhỏ (chiếm 17.9% trong tổng số giá trị sản xuất trồng trọt)
  • Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.
  • Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển biến rõ rệt
    • Các cây có tỉ trọng tăng: Cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong đó tăng nhanh nhất là cây rau đậu (tăng 1,9% do nhu cầu của thị trường)
    • Cây lương thực và cây khác có tỉ trọng giảm, trong đó cây lương thực giảm nhanh nhất (giảm 4,2%), cây khác (giảm 0,3%)
  • Giải thích:
    • Ngành trồng trọt có xu hướng đa dạng hóa cây trồng
    • Như vậy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các loại cây là khác nhau.

Thông tin tuyển sinh Y Dược mới nhất các bạn hãy truy cập tại trang chủ