Để nâng cao chất lượng đầu ra và chương trình đào tạo chuẩn hơn, Bộ y tế dự kiến xây dựng đề thi đánh giá năng lực trong việc đào tạo bác sĩ.
-
Học Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu ra trường có việc ngay
-
Học phí Cao đẳng Vật lý trị liệu Hà Nội năm 2018 là bao nhiêu?
-
Điểm chuẩn ngành Cao đẳng Vật lý trị liệu Hà Nội năm 2018
-
Học Cao đẳng Vật lý trị liệu Hà Nội năm 2018 ở đâu?
-
Tìm hiểu ngành Kỹ thuật vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Đó chính là ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế, các chuyên gia đã bàn bạc để đưa ra nhiều phương án nhằm nâng cao việc đào tạo bác sĩ.
Ở Hội nghị tổ chức vào ngày 23/9 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Bộ Y tế đã khẳng định đào tạo y khoa các trường đại học, cao đẳng y dược của nước tathời gian tới sẽ thay đổi để phù hợp hơn với thực tế xã hội Việt Nam và cũng tuân theo quy luật đào tạo y khoa thế giới.
Từ những lý do đó mà ngành y tế mong muốn tổ chức kỳ thi kiểm tra năng lực cho người đã có bằng bác sĩ đa khoa, do một tổ chức độc lập thực hiện (chứ không phải do các trường ĐH tổ chức thi).
Ông Lê Quang Cường Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay các trường ĐH đều tổ chức thi theo lý thuyết, hoặc lý thuyết lâm sàng, chưa phải là đánh giá năng lực. Ngoài ra mức điểmcao hay thấp còn phụ thuộc vào việc thầy cho điểm dễ hay khó.
Thứ tưởng cũng cho biết thêm “Trong thời gian tới, chúng tôi dự kiến xây dựng bộ ngân hàng đề thi quốc gia theo hướng đánh giá năng lực, yêu cầu các trường áp bộ ngân hàng đó để mà thi. Qua đó sẽ thấy trường nào đào tạo năng lực thật, trường nào chủ yếu lý thuyết mà năng lực không có mấy”.
Ghi nhận từ phòng tuyển sinh cao đẳng Dược Hà Nội trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch các đại biểu tham dự hội nghị cũng đánh giá, việc đào tạo y khoa hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập. Hiện nay đã có tới 24 trường tham gia đào tạo ngành y, gấp 3 lần so với năm 2000 (chỉ có 8 trường). Việc mở ngành rất đơn giản và chưa tiếp cận vai trò của cơ sở thực hành trong đào tạo y khoa (bệnh viện thực hành). Chưa có chuẩn chung đánh giá sinh viên trên mặt bằng quốc gia, lại còn nặng về kiến thức chứ chưa tiếp cận theo năng lực.
Đào tạo sau ĐH có 2 hệ thống song song. Hệ nghiên cứu có các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GD-ĐT quản lý. Hệ hành nghề khám và chữa bệnh có các chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1 (CK1), CK2 do Bộ Y tế quản lý. Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo nhận xét về bất cập của 2 hệ này ở VN là người có bằng tiến sĩ đang được sử dụng như bác sĩ chuyên khoa trong khi nhiệm vụ chính của họ là nghiên cứu.
Để cải thiện những vấn đề này Bộ Y tế đã đề xuất lên Chính phủ một mô hình đào tạo 4 + 2. Trong đó 4 năm đầu là đào tạo cử nhân y khoa, sau đó phân luồng thành 2 nhánh. Nhánh thứ nhất được cấp bằng cử nhân và có thể đi làm các công việc trong ngành y (chẳng hạn y tế công cộng) nhưng không được khám chữa bệnh, nhánh hai học thêm 2 năm để thành bác sĩ đa khoa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đặt ra một thách thức mà ngành y buộc phải giải quyết là nhu cầu cần phải tăng về số lượng bác sĩ đa khoa. Phó Thủ tướng cảnh báo: “Đừng quên VN mới có 7,8 bác sĩ/vạn dân, thế giới là 20. Như vậy chúng ta kém về chất lượng và thiếu số lượng nghiêm trọng”.
Hội nghị đã cho thấy ngành y tế nước nhà vẫn đang cần phải cải thiện rất nhiều để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.