-
Học Cao đẳng Hộ sinh ra trường làm việc gì? Ở đâu?
- Nữ hộ sinh là gì? Nữ Hộ sinh chuyên nghiệp cần phải có những kỹ năng gì?
-
Vừa học vừa làm vẫn có thể sở hữu bằng Cao đẳng Hộ sinh
-
Học phí Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội năm 2018 là bao nhiêu?
-
Hướng dẫn hồ sơ xét tuyển Cao đẳng hộ sinh Hà Nội năm 2018
Theo quy chế tuyển sinh năm 2017 thì sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của thí sinh, các trường ĐH, CĐ trên cả nước bắt đầu xét tuyển. Và trong khoảng thời gian từ 24 – 1/08 các trường ĐH sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường. Chậm nhất trước 17h ngày 1/08 tất cả các trường trên toàn quốc phải hoàn thiện việc công bố điểm chuẩn.
Những điều thí sinh cần biết khi trúng tuyển Đại học đợt 1 năm 2017 trước khi nhập học
1.Thí sinh phải nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học
Năm 2017, mỗi thí sinh khi đăng ký xét tuyển ĐH - CĐ bằng điểm thi THPT quốc gia sẽ được phát 01 bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi để phục vụ việc xét tuyển. Trên mỗi Giấy sẽ có mã đăng ký xét tuyển của thí sinh, thí sinh dùng mã này để tham gia xét tuyển. Khi trúng tuyển phải nộp bản gốc Giấy này cho trường để xác nhận nhập học. Quá thời hạn nộp Giấy này theo quy định của trường, nhà trường có quyền từ chối quyền nhập học của thí sinh và gạch tên thí sinh khỏi danh sách trúng tuyển. Trường có thể tiến hành xét tuyển bổ sung đối với các thí sinh khác.
2.Trước ngày 7/8 phải nộp hồ sơ gốc cho trường
Chậm nhất ngày 1/8 các trường sẽ hoàn thiện việc công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển. Thí sinh có tên trong danh sách phải nộp hồ sơ gôc về trường theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thời hạn nộp hồ sơ gốc là trước 17h ngày 7/8.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 2 cách: Gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện hoặc mang hồ sơ trực tiếp nộp tại trường
Thí sinh nhập học chậm quá 15 ngày kể từ thời gian nhập học ghi trong giấy báo trúng tuyển, thì coi như tự bỏ học trừ khi các em có lý do chính đáng và được nhà trường chấp nhận nhập học muộn.
Nhập học chậm do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, được xem xét vào học hoặc bảo lưu sang năm sau.
3.Chuẩn bị hồ sơ nhập học theo hướng dẫn trong giấy báo nhập học
- Bản chính giấy báo nhập học
- Bộ hồ sơ sơ yếu lý lịch học sinh – sinh viên theo mẫu của Bộ GDĐT (có xác nhận đóng dấu của chính quyền địa phương nơi cư trú).
- Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2017.
- Bản sao Học bạ THPT có công chứng.
- Bản sao Giấy khai sinh có công chứng.
- Bản chính và bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có công chứng.
- 4 ảnh chân dung cỡ 3x4 mới chụp, 2 bản sao chứng minh thư nhân dân có công chứng.
- Phiếu khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp quận, huyện cấp.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện cấp và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp phường, xã nơi cư trú cấp đối với sinh viên nam trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự từ 18 tuổi trở lên.
- Bản sao công chứng các giấy tờ pháp lý để xác nhận tân sinh viên thuộc diện ưu tiên, đối tượng chính sách (nếu có) như giấy chứng nhận là con liệt sỹ, dân tộc ít người, con thương/bệnh binh (kèm bản sao thẻ thương/bệnh binh có công chứng), chứng nhận hộ nghèo… dùng để xét miễn giảm học phí.
Thí sinh trượt đợt xét tuyển đầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho các đợt xét tuyển bổ sung
Từ ngày 13/8, các trường sẽ bắt đầu xét tuyển đợt bổ sung. Thí sinh cần theo dõi thông tin trên trang của Bộ GD&ĐT và trang web của trường để nắm được chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung để đăng ký nguyện vọng phù hợp.
Tùy từng trường sẽ có kế hoạch tuyển sinh bổ sung riêng, vì vậy thí sinh cần theo dõi sát sao để không bỏ lỡ cơ hội của mình.
Trước 31/12/2017, các trường sẽ báo cáo kết quả quá trình tuyển sinh năm 2017 về Bộ GD&ĐT.